Cách tìm người thân trên mạng

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VIẾT BLOG TRÊN WORDPRESS

Posted on: October 27, 2010

HƯỚNG DẪN VIẾT BLOG TRÊN WORDPRESS

Theo Wikipedia.org : “Blog, gọi tắt của weblog (nhật ký web), là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990. Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống. Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình.”

Để làm blog bạn có thể làm trên WordPress, 360 plus của Yahoo, Google sites … Song làm trên WordPress là sự lựa chọn của nhiều người vì tính chuyên nghiệp của nó, tuy nhiên công việc quản trị blog trên wordpress chạy hơi chậm so với các môi trường khác. Làm blog trên WordPress bạn không cần phải biết ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, SQL … và không cần một phần mềm thiết kế web nào khác.

Tài liệu hướng dẫn này viết dựa trên môi trường làm blog mới nhất của WordPress (vào cuối tháng 1 năm 2010): hệ thống menu và hộp thoại đã hoàn toàn dùng tiếng Việt rất thuận lợi cho người dùng Việt Nam, tuy nhiên toàn bộ phần trợ giúp vẫn là tiếng Anh.  Blog làm trên WordPress là miễn phí, song nếu bạn muốn nâng cấp blog (tăng dung lượng lưu trữ, thêm một số chức năng) thì bạn phải mua quyền sử dụng thông qua thẻ thanh toán quốc tế.

Làm blog trong môi trường WordPress có những ưu điểm:

  • Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện giống như các phần mềm thiết kế website chuyên nghiệp.
  • Thể hiện các tệp PDF, DOC, Powerpoint ngay trên nội dung bài viết. Đặc biệt tích hợp sẵn Latex – công cụ soạn thảo công thức toán học, giúp người sử dụng có thể viết công thức toán học ngay trên blog.
  • WordPress có 23 Widget (ứng dụng tạo thêm) như Thống kê số truy nhập blog, Các bài mới nhất, Các bài viết nổi bật nhất, Các comment mới nhất, Liệt kê các chuyên mục, Liệt kê các Trang, Danh sách các liên kết, Liệt kê số bài viết trong từng tháng … Đối với các nhà thiết kế web chuyên nghiệp thì đây là những đòi hỏi rất khó khi tự thiết kế bằng mã lệnh, song bạn chỉ cần kéo và thả các Widget vào các cột là được.
  • Ngoài thống kê số truy nhập của từng ngày cho blog, WordPress còn thống kê số truy nhập của từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó bạn sẽ có định hướng nên viết vấn đề gì tiếp theo.
  • Các comment có thể duyệt rồi mới cho đăng, comment nào có nội dung không phù hợp có thể xóa, nếu cho là spam thì sau này IP đó không có thể gửi comment vào blog được nữa.
  • Admin (chủ blog) có thể cho 35 cộng tác viên gửi bài vào blog, bạn có thể phân quyền cho các cộng tác viên theo các cấp độ khác nhau. Bạn cũng có thể cho bất kỳ ai đăng bài qua email vào blog của bạn miễn là bạn cho họ một địa chỉ email bí mật của blog (địa chỉ này bạn có thể thay đổi bất kỳ lúc nào).
  • Sao lưu dữ liệu nhằm khôi phục nội dung blog một cách dễ dàng nếu chẳng may blog bị hack, và cung cấp công cụ chuyển nhà từ các blog khác sang blog wordpress.
  • WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ các tệp hình ảnh và văn bản.
  • Hàng ngày WordPress có thống kê 100 bài trên các blog tiếng Việt của WordPress được nhiều người đọc nhất trong vòng 48 tiếng. Nhờ đó bạn biết được các thông tin quan trọng nhất đang diễn ra.

1. Khởi tạo một Blog

Truy nhập vào trang http://wordpress.com/. Trong ô điều khiển kéo xuống Language ở phía trên màn hình chọn More languages, xuất hiện màn hình mới Languages. Bạn hãy chọn “vi” (tức là tiếng Việt), xuất hiện màn hình mới và bạn hãy nháy vào nút Hãy đăng nhập ngay. Xuất hiện màn hình yêu cầu bạn khai báo các thông tin cho một tài khoản mới:

 

Địa chỉ Email phải là địa chỉ chưa được dùng trên wordpress và có thật (để wordpress gửi thư yêu cầu bạn xác minh). Nếu Tên đăng nhập đã tồn tại thì bạn phải chọn lại. Tên hiephoa là một ví dụ, toàn bộ các từ này về sau khi thực hành trên máy bạn phải thay bằng Tên đăng nhập của bạn. Nhấn vào nút Trang sau để chuyển sang màn hình khai báo thứ hai.

Trong màn hình khai báo thứ hai, tên miền blog của bạn theo khai báo trên sẽ là hiephoa.wordpress.com. Bạn cần chọn Tên trang web, ví dụ “Trang web của huyện Hiệp Hòa”, mục Ngôn ngữ chọn là “vi – Tiếng Việt“, phần “Riêng tư” bạn đánh dấu kiểm vào “Tôi mong muốn blog của mình … nằm trong danh sách công cộng của wordpress.com”. Sau đó nháy nút Đăng ký để chuyển sang màn hình thứ ba “Kiểm tra thư điện tử của bạn để hoàn tất đăng ký“. Trong màn hình thư sba bạn cần khai Tên, Họ, Tự bạch và nháy nút Lưu hồ sơ để hoàn tất quá trình đăng ký.

WordPress.com sẽ thông báo việc đăng ký đã hoàn tất. Bạn cần login vào địa chỉ email của mình, mở mail mà WordPress.com gửi tới để tiến hành kích hoạt blog vừa đăng ký. Nếu bạn không thực hiện việc kích hoạt trong vòng 2 ngày, bạn sẽ phải làm lại các bước trên từ đầu.

Kết quả bạn nhận được một blog trắng ban đầu dạng:

 

Về sau độc giả truy nhập vào trang blog này theo địa chỉ:

http://hiephoa.wordpress.com

WordPress cho phép mỗi người có thể  tạo cho mình một số lượng không giới hạn các blog, khi một blog đã được đăng ký, thì subdomain của blog đó sẽ nằm trong trạng thái đang sử dụng không cần biết blog có nội dung hay không. Hơn nữa, WordPress.com không bao giờ xóa bỏ một blog đã được đăng ký.

2. Chọn theme và giao diện cho blog

Để đăng bài (post) và đăng trang (page), thay đổi các thiết lập cho blog bạn phải vào phần quản trị blog. Từ trình duyệt mở trang

http://hiephoa.wordpress.com/wp-admin

Xuất hiện trang đăng nhập:

Sau khi đăng nhập màn hình quản lý blog có dạng:

 

Màn hình này có menu chính ở dòng trên cùng, dòng thứ hai là Tên blog. Phía dưới chia làm 2 cột: cột đầu là menu dọc ứng với 1 mục của menu chính (những mục nào có mũi tên thì khi nháy mũi tên sẽ ra menu dọc phụ chi tiết cho mục này), phần bên phải là nội dung ứng với mục đã chọn trong menu dọc.

2.1. Chọn theme

Vào Bảng điều khiển của tôi (My Dashboard), sau đó chọn mục Giao diện, xuất hiện màn hình

Quản lý theme. Trong màn hình này thông báo Theme đang dùng và liệt kê 79 theme trong 6 trang cho bạn chọn lựa, bạn hãy bấm Xem thử để xem blog của mình thế nào trước khi bấm chọn Kích hoạt để sử dụng. Theo kinh nghiệm dùng theme có 3 cột là tương đối thuận tiện, ví dụ Digg 3 Column, Andreas09, Andrea04 …

Ở tùy chọn Random – (A-Z) – Popular, bạn có thể bấm vào ba tùy chọn này  để WordPress xuất hiện các theme một cách ngẫu nhiên (random), theo thứ tự (A-Z) hoặc các theme phổ biến nhất (popular) để chọn.

2.2. Thay đổi ảnh đầu trang

Để có một ảnh đầu trang làm hình ảnh cho blog của mình, bạn cần chọn trước một ảnh bất kỳ, sử dụng tính năng cắt dán (crop) của các trình xem ảnh để cắt một ảnh có kích thước 736 x 229 điểm ảnh. Tuy nhiên nếu là tay ngang, bạn không cần phải cắt một cách chính xác, bạn chỉ cần chọn phần ảnh đẹp nhất có chiều ngang lớn hơn chiều cao khoảng 4 lần, sau đó WordPress sẽ lấy phần ảnh đúng kích thước cho bạn. Muốn thêm chữ vào ảnh đầu trang, bạn cần dùng Photoshop hoặc các phần mềm khác thêm vào ảnh này trước khi tải lên.

Bạn xuất phát từ màn hình Quản lý theme sau khi đã chọn Theme, bạn hãy bấm vào mục  Customer Header của phần Theme đang dùng (có Theme không có mục này, tức là không có ảnh đầu trang), xuất hiện màn hình  mới Ảnh đầu trang. Trong màn hình này Bạn có thể thay đổi màu chữ hoặc tải lên và chọn ảnh mới. Bạn có thể tải lên ảnh đầu trang để thay thế cho ảnh mặc định. Sau khi tải lên, bạn có thể thể cắt ảnh. Kích thước ảnh chính xác 904 x 160 điểm ảnh sẽ được sử dụng.

Bạn nháy vào nút Choose File rồi chọn ảnh từ máy tính, bấm Tải lên. WordPress sẽ cắt phần ảnh đúng với kích thước mặc định. Bấm lưu các thay đổi để kết thúc.

Ví dụ một ảnh đầu trang:

Để thay đổi ảnh đầu trang với nhiều tùy chỉnh bạn dùng lệnh: Bảng điều khiển của tôi -> Giao diện ->  Tùy chỉnh Header, xuất hiện màn hình Ảnh đầu trang.

2.3. Thêm các widget vào các cột phụ của blog

Widget là các ứng dụng tạo thêm mà WordPress cung cấp miễn phí cho bạn, tuy không cho bạn sửa các tính năng nhưng WordPress cho phép nhiều tùy biến ứng dụng Widget, kể cả việc sửa tiêu đề của Widget nhằm cá nhân hóa blog của bạn.

Thông thường, sau khi tạo mới một blog, đăng nhập vào bạn sẽ có một blog trắng có sẵn ở cột bên phải các Widget (xem hình ở cuối Mục 1):

  • Tìm kiếm: cung cấp công cụ tìm kiếm ngay trên blog của bạn
  • Trang: ngoài trang chính của blog, WordPress mặc định tạo thêm cho bạn một trang About. Bạn có thể chỉnh sửa, thêm trang trong phần Trang của màn hình quản lý blog.
  • Lưu trữ: là nơi lưu tất cả các bài viết của bạn theo ngày tháng.
  • Chuyên mục : WordPress mặc định tạo ra một chuyên mục Uncategoried để lưu tất cả các Trang vào đây. Sau này bạn có thể thêm vào các chuyên mục khác và chọn chuyên mục mỗi khi đăng bài, các bài viết sẽ được xếp theo từng chuyên mục.
  • Blogroll: nơi liên kết với cộng đồng blogger hoặc các trang web ưa thích khác.
  • Meta : nơi dành riêng cho bạn, để đăng nhập và quản lý blog của mình.

Để thêm bớt, chỉnh sửa các widget, từ màn hình quản lý blog chọn mục Giao diện của menu dọc, xuất hiện menu dọc phụ, chọn mục Widget. Giả sử bạn đã chọn theme  với 2 cột phụ (cột phụ bên trái ứng với Thanh bên 1, cột phụ bên phải ứng với Thanh bên 2 của hình) thì xuất hiện màn hình sau:

Màn hình này có 3 cột: cột giữa liệt kê 23 widget có sẵn mà bạn có thể dùng, cột bên phải là các Thanh bên của blog. Để chuyển một widget từ cột giữa vào một Thanh bên bạn chỉ việc  làm một động tác cực kỳ đơn giản là kéo và thả.

Khi một widget đã vào một Thanh bên, bạn hãy nháy vào nút mũi tên ở cuối tên widget để hiện lên các lựa chọn giúp tùy chỉnh widget: đặt tiêu đề bằng tiếng Việt rõ ràng hơn, xóa widget, đóng bảng tùy chỉnh … Mỗi khi thay đổi các thiết lập cho widget bạn phải nháy vào nút Lưu lại các thiết lập.

 

Liệt kê các widget thông dụng ở cột giữa màn hình và ý nghĩa của chúng:

  • Chuyên mục (Categories): tạo các chủ đề cho blog, mỗi bài viết sẽ được xếp vào một chủ đề nào đó.
  • Trang (Pages): liệt kê các Trang trong blog. Trang thường được dùng để làm mục lục các bài viết cho một vấn đề nào đó, hoặc một bài tổng quan lớn về một chủ đề nào đó (ví dụ có thể là giới thiệu về tác giả blog).
  • Bài viết mới (Recent Post): các bài viết mới nhất.
  • Phản hồi gần đây (Recent Comment): liệt kê các bình luận mới nhất.
  • Thống kê blog (Blog Stats): số lượt truy cập blog.
  • Các bài viết nổi bật (Top Post): các bài viết được xem nhiều nhất trong vòng 48 tiếng gần đây
  • Liên kết (Links): các đường link mà bạn chọn để đi tới các trang web khác.
  • Lưu trữ (Archives): tổng hợp toàn bộ bài đăng trong từng tháng của từng năm.
  • Mây thẻ (Tag Cloud): liệt kê các từ khóa (tag, thẻ) có trong các bài viết, tag có chữ càng to thì tag này càng được dùng nhiều trong blog. Thẻ giúp cho các công cụ tìm kiếm trên Internet tìm bài của bạn được dễ dàng.
  • Lịch (Calendar): thể hiện lịch năm, những ngày có post bài được tô đậm.
  • Meta : Đăng nhập / xuất, trang quản lý, dòng thông tin và liên kết WordPress
  • Top Clicks: những đường dẫn trên blog được chọn nhiều nhất.
  • Tác giả (Author): toàn bộ các tác giả của blog khi có nhiều người cùng tham gia viết bài.
  • Tìm kiếm (Search): tìm kiếm nội dung trong nội bộ blog.
  • Văn bản (Text): Văn bản tùy ý hoặc HTML.
  • Askimet: công cụ lọc và thể hiện số tin nhắn rác bị ngăn chặn.
  • Ảnh: hiện ảnh trong Thanh bên của bạn.
  • Gravatar: chèn ảnh Gravatar.

3. Đăng một bài viết mới lên blog

Để đăng một bài viết mới trước tiên bạn vào màn hình quản lý blog, nháy vào mục Bài viết mới (New Post) trên menu chính, xuất hiện trang màn hình Bài viết mới:

Màn hình chia làm 3 cột. Cột giữa để nhập Đầu đề bài viết, các công cụ soạn thảo, nội dung bài viết, ghi Tóm tắt bài, có cho viết comment vào bài hay không. Cột bên phải làm 3 nhiệm vụ: đăng bài viết (hay lưu dưới dạng bản nháp, đưa vào thùng rác), chọn các Thẻ cho bài viết (một bài viết có thể có nhiều Thẻ), xếp bài viết vào các chuyên mục (một bài viết có thể xếp vào nhiều chuyên mục).

Dưới đầu đề bài viết máy đưa ra Liên kết tĩnh của bài viết, cuối liên kết là tên bài viết bằng chữ Việt có dấu, điều này rất bất lợi khi sử dụng. Do đó bạn phải nháy vào nút Sửa ở dòng ngay phía dưới, sau đó sửa các ký tự có dấu tiếng Việt thành không dấu và rút gọn lại cho ngắn (nếu tên bài quá dài). Trong ví dụ màn hình trên bạn nên sửa “mẹo-vặt-ngày-tết” thành “meo-vat-ngay-tet”. Bạn cũng có thể nháy vào nút Get Shorrtlink để nhận được một đường link rất ngắn mà WordPress cung cấp.

Dòng tiếp theo có hai mục: Hiển thị, HTML. Khi chọn mục Hiển thị thì các nút công cụ ở dưới hiện ở dạng ảnh và nội dung bài hiển thị ở dạng thông thường. Khi chọn mục HTML thì nội dung bài viết ở dạng ngôn ngữ HTML, các nút công cụ không ở dạng ảnh.

Các nút công cụ để soạn thảo hiện ở hai dòng tiếp theo:

 

Khi trỏ con trỏ chuột lên trên mỗi nút máy hiện tên của nút. Từ trên xuống dưới và từ trái sang phải là tên các nút:

  • Đậm: in đậm phần văn bản đã chọn.
  • Nghiêng: in nghiêng phần văn bản đã chọn.
  • Gạch giữa từ: gạch giữa các từ của phần văn bản đã chọn.
  • Danh sách không theo thứ tự
  • Danh sách theo thứ tự
  • Trích dẫn
  • Cân bên trái: cân  văn bản theo lề trái trang
  • Cân giữa
  • Cân bên phải
  • Thêm / sửa đường dẫn: để biến một cụm từ thành đường link bạn cần chọn cụm từ này rồi nháy vào Nút vừa nêu, xuất hiện hộp thoại để bạn nhập vào đường link.
  • Bỏ liên kết
  • Thêm thẻ More. Bình thường khi trở về Trang chủ của Blog, bài đăng mới nhất sẽ hiển thị đầy đủ nội dung, nếu bài dài thì đây là điều bất tiện khi xem. Để máy chỉ hiện một phần ngắn ở đầu của bài viết, ta đặt con trỏ ở cuối phần văn bản định cho hiện và nháy Nút này. Khi hiện ở blog dấu này hiện thành Đọc tiếp >>
  • Proofread Writing
  • Tắt / bật chế độ toàn màn hình
  • Show / Hide Kitchen Sink : ẩn hay hiện hàng công cụ dưới
  • Định dạng: các kiểu phông chữ cho văn bản
  • Gạch chân: gạch chân văn bản được chọn
  • Cân theo hai bên
  • Chọn màu chữ
  • Dán như là văn bản chưa định dạng: sao chép và bỏ định dạng
  • Dán từ Word: sao chép bài copy từ Microsoft Word và bỏ định dạng của Word
  • Xóa định dạng : xóa định dạng của khối văn bản đã chọn
  • Thêm ký tự đặc biệt
  • Đẩy sang trái
  • Đẩy sang phải
  • Lùi lại
  • Làm lại bước vừa rồi
  • Trợ giúp

Chèn ảnh vào bài viết

Cho con trỏ vào chỗ cần chèn ảnh, nháy vào nút hình vuông nhỏ (Thêm ảnh) ở phía trên hàng nút công cụ, xuất hiện hộp thoại mới cho phép chèn ảnh Từ máy tính, Từ liên kết hay từ Thư viện. Giả sử chọn từ máy tính, nháy vào nút Choose File, xuất hiện hộp thoại chọn tệp từ máy tính. Chọn tệp xong, nháy vào nút Tải lên (nên sử dụng Chức năng tải lên đơn giản), sau đó chọn Cân dòng cho ảnh và Kích cỡ ảnh, cuối cùng chọn Lưu các thay đổi. Nháy nút Thêm vào bài viết để chèn ảnh

Chia bài thành nhiều trang

Giả sử bạn đã nhập một bài rất dài và muốn ngắt thành nhiều trang để người đọc tiện xem và thời gian  tải trang nhanh, bạn chuyển sang chế độ soạn bài bằng HTML, di con trỏ đến chỗ cần ngắt trang, chèn vào dòng mã

<!–nextpage–>

Sửa một bài viết

Sau khi đăng nhập vào tài khoản của bạn ở WordPress, cho hiện bài viết, nháy vào liên kết Sửa ở dưới đầu đề bài viết, xuất hiện màn hình Chỉnh sửa bài viết cho phép bạn sửa bài.

4. Cài đặt các tính năng của blog

Từ màn hình quản lý blog, chọn mục Bảng điều khiển của tôi của menu chính, chọn mục Cài đặt của menu dọc, xuất hiện menu con gồm các mục:

 

Mục “Tổng quan”. Khi chọn mục này xuất hiện màn hình Cài đặt chung cho phép: thay đổi tên trang blog, ngôn ngữ dùng, địa chỉ email, múi giờ, định dạng ngày và giờ, tuần bắt đầu vào thứ mấy, hình đại diện của bạn.

Mục “Viết bài” liên quan đến việc soạn thảo bài viết: chọn kích thước vùng soạn thảo (ngầm định là 10 dòng, hơi hẹp), chọn Chuyên mục mặc định, chọn Chuyên mục liên kết mặc định. Đặc biệt mục Post by Email cho phép: tạo một địa chỉ email bí mật (thay đổi được bất kỳ khi nào), gửi cho bạn bè địa chỉ này và bạn bè có thể đăng bài qua email vào blog của bạn một cách tự động (Subject của thư là đầu đề bài viết, nội dung thư sẽ trở thành nội dung bài viết).

Mục “Hiển thị” liên quan tới cách hiển thị của blog: Trang nhất của blog hiện các bài mới nhất hay một Trang tĩnh, Trang nhất hiển thị nhiều nhất mấy bài, Dòng thông tin cho bài viết mới gồm mấy bài, Bài trong dòng thông tin hiện đầy đủ hay tóm tắt, chọn bảng mã…

Mục “Thảo luận” : tùy chọn mặc định cho Bài viết / Trang, các tùy chọn về phản hồi (có xét duyệt hay không), chọn ảnh đại diện.

Mục “Thư viện” : quy định về kích thước ảnh lưu trong Thư viện ảnh và việc nhúng ảnh vào bài viết.

Mục “Riêng tư” : cho phép blog công khai hay là riêng tư (bạn có thể chọn độc giả), có cho các Công cụ tìm kiếm tìm kiếm trên blog hay không.

Mục “Delete Blog” : xóa blog khỏi WordPress

Mục “Tên miền” : thêm địa chỉ cho trang blog của bạn.

5. Bảng điều khiển của tôi

Sau khi đăng nhập vào tài khoản WordPress bạn vào Trang màn hình quản lý blog ứng với mục “Bảng điều khiển của tôi” của menu chính ngang (Hình 4). Cột 1 của màn hình là menu dọc, với mỗi mục có mũi tên ở cuối ta lại có thể cho hiện menu dọc con khi nháy vào mũi tên này. Dưới đây ta sẽ xét từng mục của menu dọc.

5.1. Mục “Bảng thông tin”

Khi nháy vào mũi tên của mục này xuất hiện menu dọc con:

 

Công dụng của các mục con trong menu này:

Mục “Bảng thông tin” : khi chọn mục này xuất hiện trang “Bảng thông tin”. Trang này cho thông tin tóm lược về trang blog, thống kê người truy nhập theo từng ngày, các phản hồi gần đây, các bài được nhiều người đọc trong tuần qua và ngày qua, các hoạt động của bạn gần đây, tin tức từ WordPress.

Mục “Thống kê blog” : khi chọn mục này xuất hiện trang “Thống kê: tên blog của bạn”. Trang này cho thống kê truy nhập blog theo ngày, tháng, tuần và Thống kê tổng hợp. Liệt kê nguồn chỉ dẫn: các trang có đường dẫn click đến trang của bạn. Các bài và trang được nhiều người đọc nhất. Các thuật ngữ được tìm kiếm để tới blog của bạn.

Mục “Blog Surfer” ứng với trang “Blog Surfer” : theo dõi các bài viết mới của blog bạn bè trên WordPress. Có chức năng thêm và xóa blog bạn bè cần theo dõi.

Mục “Phản hồi của tôi” : các ý kiến hồi đáp comment của bạn ở các blog khác.

Mục “Trang web của tôi” : kích hoạt quyền đăng bài qua Email, tạo và xóa địa chỉ Email bí mật để đăng bài qua email.

5.2. Mục “Nâng cấp”

Mục này có 2 mục nhỏ:

Mục “Nâng cấp” ứng với trang “Nâng cấp” : mua thêm các chức năng nâng cao của blog, giá cả

Mục “Tên miền” : thêm địa chỉ cho trang blog.

5.3. Mục “Bài viết”

Khi nháy vào mục này xuất hiện menu dọc gồm 4 mục:

Mục “Sửa” ứng với trang “Chỉnh sửa bài viết” : liệt kê danh sách các bài viết, với mỗi bài viết cho phép Sửa / Sửa nhanh / Trash (xóa) / Xem bài viết.

Mục “Viết bài mới” ứng với trang “Viết bài mới” : đã trình bày trong mục 3.

Mục “Thẻ của bài viết” ứng với trang “Thẻ” : cho phép Sửa / Sửa nhanh / Xóa một thẻ có sẵn, thêm thẻ mới.

Mục “Chuyên mục” ứng với trang “Chuyên mục” : cho phép Sửa / Sửa nhanh / Xóa một chuyên mục có sẵn, thêm một chuyên mục mới.

5.4. Mục “Thư viện”

Mục này có hai mục nhỏ:

Mục “Thư viện” ứng với màn hình “Thư viện” :  liệt kê các tệp đã tải lên (trong đó có các tệp ảnh), cho phép Sửa / Xóa vĩnh viễn / Xem các tệp này, tải lên các tệp mới. Dung lương của Thư viện là 3 GB.

Mục “Thêm tập tin” ứng với màn hình “Tải ảnh / Nhạc / Video”.  Các tập tin được phép tải lên: jpg, jpeg, png, gif, pdf, doc, ppt, odt, pptx, docx.

5.5. Mục “Liên kết”

Mục này có 3 mục nhỏ:

Mục “Sửa” ứng với  trang “Sửa” :  liệt kê danh sách các liên kết, cho phép Sửa / Xóa từng liên kết.

Mục “Thêm liên kết” ứng với trang “Thêm liên kết” : dùng để thêm một liên kết mới (đặt tên, địa chỉ web, mô tả, xếp vào chuyên mục liên kết nào).

Mục “Chuyên mục liên kết” ứng với màn hình “Chuyên mục liên kết” : liệt kê các chuyên mục liên kết, cho phép Sửa / Sửa nhanh / Xóa từng chuyên mục, thêm chuyên mục mới.

5.6. Mục “Trang”

Trang (Page) tương tự như Bài viết (Post) nhưng nó không được liệt kê ở cột chính của Trang chủ blog, Trang không được xếp vào chuyên mục nào. Nội dung của một Trang thường là bài tổng hợp hay một bản mục lục. Mục “Trang” có hai mục nhỏ:

Mục “Sửa” ứng với trang “Chỉnh sửa trang” : liệt kê các Trang đã có, cho phép Sửa / Sửa nhanh / Thùng rác / Xem một trang.

Mục “Thêm trang mới” ứng với màn hình “Thêm trang mới” : nhập tên trang, nội dung trang, cho gửi phản hồi hay không, chọn trang cha mẹ, chọn thứ tự (order), đăng bài viết.

5.7. Mục “Phản hồi”

Khi nháy vào mục này ra trang “Sửa phản hồi” : liệt kê danh sách phản hồi. Với mỗi phản hồi bạn có thể: phản đối (không thông qua), trả lời, sửa nhanh, sửa, Spam, cho vào Thùng rác.

5.8. Mục “Công cụ”

Mục này có các mục con:

Mục “Xuất ra” ứng với màn hình “Xuất ra” : khi bạn nhấn nút “Tải về tập tin được xuất ra”, WordPress sẽ tạo cho bạn một tập tin XML để tải về trong máy tính (ví dụ tệp có tên tự động là wordpress.2010-01-29.xml). Định dạng này, được gọi là WordPress RSS mở rộng hay WXR, sẽ chứa tất cả các bài viết, phản hồi, trường tùy biến, chuyên mục và thẻ. Sau khi ghi lại tập tin tải về, bạn có thể dùng tác vụ (Nhập vào) trên một blog WordPress khác để nhập toàn bộ nội dung của blog này. Bạn cần thường xuyên lưu toàn bộ dữ liệu của blog vào ổ cứng phòng khi blog bị hacker tấn công bạn có thể khôi phục lại được nhanh chóng các bài viết.

Mục “Nhập vào” ứng với màn hình “Nhập vào”. Nếu bạn có bài viết hoặc phản hồi trong một hệ thống khác (Bloger, Live Journal, Yahoo! 360…), WordPress có thể nhập chúng vào blog này. WordPress cũng có thể nhập bài viết, trang, phản hồi, trường tùy biến, chuyên mục và thẻ từ một tập tin xuất ra bởi WordPress.

6. Tài khoản của tôi

Mục “Tài khoản của tôi” trong menu chính của màn hình quản lý blog có các mục nhỏ (đa số các mục ứng với các trang đã trình bày ở mục 5 ở trên):

Mục “Chỉnh sửa hồ sơ” ứng với trang “Hồ sơ” : khai báo lại hồ sơ cá nhân của bạn, thay đổi mật khẩu và địa chỉ email, thay đổi màu sắc blog.

Mục “Trợ giúp” : hướng dẫn chi tiết cách dùng WordPress để tạo một website bằng tiếng Anh.

Mục “Đăng xuất” : đăng xuất khỏi tài khoản.

7. Ngôn ngữ HTML

WordPress.com cho phép dùng các mã HTML sau trong các bài viết, trang và widget: address, a, abbr, acronym, area, b, big, blockquote, br, caption, cite, class, code, col, del, dd, div, dl, dt, em, font, h1, h2, h3, h4, h5, h6, hr, i, img, ins, kbd, li, map, ol, p, pre, q, s, span, strike, strong, sub, sup, table, tbody, td, tfoot, tr, tt, ul, var.

Cách dùng cụ thể một số thẻ trong môi trường soạn thảo bài viết dưới chế độ HTML:

Chữ đậm : <strong>  văn bản </strong>

Chữ nghiêng : <em> văn bản </em>

Tiêu đề mục : <h1> văn bản </h1>

Độ lớn của tiêu đề mục : h1, h2, h3, h4, h5, h6

Xuống dòng : một lần ấn Enter.

Hoặc dùng thẻ mở <br> (không có thẻ đóng)

Hoặc dùng thẻ:  <div> đoạn văn bản </div>

Cách dòng giữa 2 đọan: 2 lần ấn Enter. Hoặc dùng thẻ <p> Đọan văn bản </p>

Tạo một danh sách :

<ul>    <li>   đoạn văn bản </li>

<li>   đoạn văn bản </li>

<li>   đoạn văn bản </li>

<li>   đoạn văn bản </li>

</ul>

Chèn một đường Link tới một trang web khác, tới một tệp (văn bản, ảnh, PDF) lưu trên internet :

<a href=”http:// …..”> Cụm từ hiển thị trên đường link </a>

Chèn một hình ảnh : <img src=”http://……JPG” border=”0″ width=”464″ heigh=”348″ />
Chiều cao và chiều rộng của ảnh tính theo pixel, với các máy ảnh thông thường phải đảm bảo tỷ lệ 3:4. Nếu chỉ quy định 1 chiều rộng hoặc chiều cao thì máy tự xác định chiều kia theo kích thước ảnh chụp.

Để tạo liên kết từ một ảnh (nháy vào ảnh sẽ ra ảnh gốc) ta lông thẻ <img src> vào trong thẻ <a href> …. </a>, ví dụ:

<a href=”http://buithetam.files.wordpress.com/2010/02/canhdong3.jpg”>

<img class=”alignright size-full wp-image-377″ title=”CanhDong3″

src=”http://buithetam.files.wordpress.com/2010/02/canhdong3.jpg”
alt=”Trinh duyet o che do khong hien anh” width=”199″ height=”150″
hspace=”5″ vspace=”5″ />   </a>

(ảnh dóng bên phải, văn bản cách ảnh theo chiều ngang và chiều dọc đều là 5 pixels)

Định phông chữ cho 1 đoạn:

<span style=”font-size:x-smal;”> đoạn văn bản  </span>

Ví dụ trên là định phông chữ nhỏ. Phần x-smal ở trên có thể thay bằng các con số 10, 12, 14, 16, 18, 20 … (tức là bằng 100%, 120%, 140%, 160% … kích thước phông chữ mặc định cho mỗi theme). “Đoạn văn bản” ở trên có thể là một đoạn, cả trang hay một từ mà bạn muốn thay đổi kích thước. Nếu bạn dùng phím Enter để xuống dòng thì bạn phải chèn lại đoạn mã trên cho từng đoạn.

Định kiểu phông chữ cho 1 đoạn:

<span style=”font-family:Times New Roman;”> đoạn văn bản </span>

Ví dụ trên là định kiểu phông chữ là “Times New Roman”, có thể thay bằng các kiểu phông chữ khác của Windows như: Arial, Verdana, Courier New …..

Định màu chữ cho 1 đoạn: <span style=”color:#0000ff;”> đoạn văn bản </span>
Ví dụ trên là định màu xanh, #ff0000 là màu đỏ, #000000 là màu đen. Các số hệ 16 này có thể thay bởi tên màu bằng tiếng Anh: red, blue, magenta, green, yellow, cyan, black …..

Tạo liên kết “Đọc thêm” khi bài hiện trên Trang chủ: <!–more–>

8. Cách giảm dung lượng ảnh để đưa lên blog

Một ảnh chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số thường có dung lượng rất to, thường từ 1 MB đến 5 MB tùy theo độ phức tạp của cảnh. Để đưa được các ảnh này lên các trang web hay blog, bạn cần giảm kích thước ảnh (tính bằng pixel) và dung lượng ảnh (tính bằng MB). Sau đây giới thiệu 3 cách đơn giản để làm điều này.

8.1. Dùng Microsoft Office Picture Manager

Trong Window Explorer nháy nút phải chuột vào tên tệp ảnh, xuất hiện menu dọc, chọn mục Open With, xuất hiện menu dọc thứ hai, chọn tiếp Microsoft Office Picture Manager, xuất hiện màn hình Microsoft Office Picture Manager.

Chọn mục Picture từ menu chính, xuất hiện menu dọc, chọn mục Resize. Trong cột bên phải màn hình này lựa chọn tỷ lệ % thu nhỏ ảnh trong ô “Percentage of Original Width X height”. Trong mục “Size setting summary” thông báo kích cỡ ảnh cũ và kích cỡ ảnh mới theo pixel, để đưa lên blog kích cỡ chiều rộng ảnh khoảng 500 pixels là thích hợp. Lựa chọn xong nháy OK.

Ghi ảnh mới vào tệp: File -> Save As, chọn tên tệp mới. Đừng chọn Save sẽ đè vào ảnh cũ mất.

8.2. Dùng Paint

Đây là phần mềm tích có sẵn khi bạn cài Windows. Thông thường, bạn có thể mở Paint từ nút Start –> Programs –> Accessories –> Paint. Sau khi chọn ảnh cần giảm dung lượng ra, bạn chọn trên thanh Menu như sau: Image –> Stretch/Skew. Trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Stretch and Skew. Bạn điền thông số Stretch cho 2 mục Horizonal và Vertical, ví dụ: 50% (so với ảnh gốc). Bạn cần để 2 thông số này bằng nhau để tránh làm méo ảnh. Sau đó bấm Save as (không bấm Save vì làm mất ảnh gốc), chọn kiểu tệp là PNG chất lượng ảnh lưu sẽ tốt nhất.

8.3. Dùng Photoshop

Trước hết, mở ảnh bằng phần mềm Photoshop.  Sau đó, làm giảm dung lượng ảnh bằng cách chọn menu File –> Save for web & Devices

Màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Save for web & Devices, ở mục Quality (bên phải cửa sổ) chỉnh lại khoảng 50 (bằng cách kéo thanh trượt hoặc nhập trực tiếp con số 50 vào). Thông số Quality sẽ quyết định độ phân giải của ảnh. Nếu bạn chọn càng cao thì dung lượng ảnh càng lớn và ngược lại. Trong khi đó, kích cỡ ảnh không thay đổi. Bạn chỉ cần bấm nút Save là xong.

 

====================================================

Thiết lập cơ sở dữ liệu (Dành cho những người tìm hiểu sâu)
Khi đăng nhập vào tài khoản hosting, bạn có quyền truy cập vào bảng điều khiển các dịch vụ. Sau khi truy cập bằng sử dụng tên người dùng và mật khẩu, bảng điều khiển này sẽ mở ra một giao diện chứa tất cả các dịch vụ cho máy chủ kể cả e-mail. Trên bảng điều khiển lúc này có chỗ trông khác so với trên máy chủ công ty bạn bởi lúc này nó trở thành nơi tạo ra các cơ sở dữ liệu mới cũng như những người sử dụng quản lý các cơ sở dữ liệu đó. Một khi tìm thấy chỗ đó, bạn chỉ đơn giản chọn một tên gọi cùng mật khẩu và nhấn một nút, mọi cái coi như xong. Vì vậy, khi chọn bất cứ tên gọi và mật khẩu nào thì cũng nên viết ra bởi sau này có thể bạn sẽ quên.

Vì nhiều các dịch vụ hosting sử dụng tên đăng nhập trên bảng điều khiển panel giống tên đăng nhập trên cơ sở dữ liệu nên một số host có thể cần bạn tạo một tên riêng để truy cập vào cơ sở dữ liệu. Thật đơn giản, chỉ cần lựa chọn một tên phù hợp.

Tên cơ sở dữ liệu, tên đăng nhập và mật khẩu là 3 yếu tố cần thiết. Vậy bạn đã có đủ chưa?

Hãy vào file wordpress và tìm file có tên wp-config-sample.php và đổi thành wp-config.php và biên tập nó ở dạng text.

Hãy xem những xác định sau đây:

define(‘DB_NAME’, ‘putyourdbnamehere’); // Tên của cơ sở dữ liệu
define(‘DB_USER’, ‘usernamehere’); // Tên đăng nhập MySQL của bạn
define(‘DB_PASSWORD’, ‘yourpasswordhere’); // … Mật khẩu
define(‘DB_HOST’, ‘localhost’); //

99% khả năng bạn không cần thay đổi
Hãy điền vào chỗ trống: tên dbname, tên đăng nhập, vv…. Cuối cùng là DB_HOST , luôn được thay đổi để phù hợp với hosting account. Tài khoản host thường cho bạn biết địa chỉ bảng điều khiển host của mình là gì, đại loại như username.sqlhostname.com ( tên đăng nhập. tên sqlhost.com).

Bạn đã điền đầy đủ chưa? Tốt rồi, hãy tải lên qua FTP

Lúc này, hãy thoát ra trình duyệt yêu thích và “ dạo chơi” trên toàn bộ website của mình. Hãy theo những định hướng “Tiêu đề blog của bạn là gì?”
Thiết lập Blog của bạn

Lúc này bạn chỉ mới có một blog. Hãy kiếm một hình nền đẹp, định hình cho các thanh tiện ích cho blog của mình và hãy bắt đầu thiết lập nó. Đừng quá bận tâm tới quá nhiều vào hình nền, các widge, hãy tập trung để tạo nội dung thú vị cho blog . Bởi Blog của bạn chỉ có thể sử dụng một hình nền và hai hoặc ba plugin/ widget “Hello World” , đó là điều cần thiết cho website . Hãy dành cho Blog của bạn những bài viết thật thu hút và chất lượng để bạn có được những giá trị khác.

Hy vọng bạn đã có thể đăng nhập vào vùng quản trị và thấy được mọi điều thú vị , bạn có thể làm cho blog của mình ở đó. Điều trước tiên bạn có thể muốn làm là chọn một hình nền. Vậy hãy nhấp vào tab Design trong vùng quản trị. Nơi đây, bạn chỉ thấy được trên WordPress 2 kiểu nền tẻ nhạt nhưng bạn vẫn có hàng triệu phông nền hấp dẫn bằng cách đầu tải trang từ

http://wordpres.org/extend/themes/.
Tiếp theo, hãy nhấp vào nút Settings trên cùng phía phải của các trang quản trị để điền một số thông tin quan trọng về website của bạn. Hãy cân nhắc kỹ mọi thay đổi nào mà bạn mong muốn. Cũng có rất nhiều tài liệu cho thấy các mục ở đây đều có trên internet và WordPress.

Tôi đã bắt đầu đăng nhập với : FeedBurner-FeedSmith, sociable, WordPress, Automatic Upgrade và tất cả một công cụ tìm kiếm (SEO). Bạn chỉ việc tải chúng từ WordPress, http://wordpress.org/extend/plugins/, sau đó FTP giải nén các file thành /wp-content/plugins/ folder.

Bằng cách này, bạn đã cách blog WordPress. Hi vọng mọi người đều có thể ứng dụng dễ dàng khi họ cần.

 

Leave a comment

Liên hệ:

Mọi góp ý hoặc yêu cầu giúp đỡ xin gửi về: ac24.vietngo@gmail.com

Danh ngôn:

"Bạn chớ nên bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Ko có gì là hoàn toàn bế tắc, sự việc chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi ko cố gắng nữa" ST

Bốn bước đơn giản để tìm người thân trên internet:

Bước 1: Đăng ký hòm thư điện tử
(Yahoo.com hoặc Gmail.com)

Bước 2: Đăng ký blog cá nhân
( www.wordpress.com chẳng hạn...)
Lưu ý: nên lấy tên của bạn làm
tên tài khoản blog:
ví dụ : nguyenvandung.wordpress.com

Bước 3: Đăng thông tin tìm kiếm
chi tiết của bạn trên blog cá nhân

Bước 4: Đăng ký địa chỉ blog với google, yahoo để mọi người tìm thấy bạn tại địa chỉ:
www.google.com/addurl

Chúc các bạn thành công!

Blog Stats

  • 11,800 hits